Kết quả tìm kiếm cho "mùa nấu đường thốt nốt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 101
Cây thốt nốt - biểu tượng bền bỉ của vùng Bảy Núi, không chỉ là nguồn thu nhập của người dân, mà còn gìn giữ nét đẹp văn hóa độc đáo, truyền thống quý báu của đồng bào vùng dân tộc thiểu số ở An Giang.
Cận Tết cũng là thời điểm nghề nấu đường thốt nốt ở vùng Bảy Núi nhộn nhịp. Len lỏi trong các phum, sóc, những lò nấu đường thốt nốt luôn đỏ lửa, nghi ngút khói cả ngày. Ai cũng tích cực làm việc, vì đây là lúc đường thốt nốt được tiêu thụ mạnh, nhờ trùng với dịp cuối năm.
Là địa phương sở hữu tiềm năng phong phú về du lịch (DL), An Giang đã tích cực phát triển đa dạng các sản phẩm phục vụ du khách. Trong đó, việc tận dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp, nông thôn để phát triển DL là hướng đi cần thiết, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Giữa tháng 11 âm lịch, tiết trời dần trở nên mát mẻ, vùng Bảy Núi cũng theo đó mà chuyển sang trạng thái khác. Đến đây thời điểm này, bạn sẽ thấy rõ sự đổi thay của cảnh vật và cuộc sống con người với những nét độc đáo riêng.
Trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng. Trong đó, có phương pháp làm món bánh kà-tum – loại bánh mang ý nghĩa tốt đẹp, gửi gắm niềm mong cầu của đồng bào Khmer về cuộc sống đủ đầy.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Mờ sáng, vùng Bảy Núi đang vào mùa lấy mật thốt nốt. Có mặt tại cánh “rừng” thốt nốt tại phường An Phú (TX. Tịnh Biên) mới thấy hết không khí tất bật của người leo và người chở thốt nốt về nấu thành những tán đường thơm ngon nức tiếng. Ngày nay, nghề nấu đường thốt nốt của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cây thốt nốt được thấy nhiều ở huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên. Sự hiện diện của chúng không chỉ góp phần tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình ở vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc, mà tất cả bộ phận của cây đều được người dân tận dụng phát triển kinh tế.
Du lịch (DL) ngày càng được nhiều người ưa chuộng và trở thành trụ cột trong phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Du khách đi DL không chỉ để thăm thú, nghỉ dưỡng, vui chơi, mà còn để thưởng thức ẩm thực vùng miền, tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống từ chính món ẩm thực.
Gần đây, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã khai thác, chế biến và cho ra đời những sản phẩm đặc trưng từ cây thốt nốt, như: bánh, mứt, rượu, đường, chè… được đông đảo người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh ưa chuộng, góp phần nâng cao giá trị cây thốt nốt Bảy Núi.
Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Cây thốt nốt là đặc sản của tỉnh An Giang và là biểu tượng của vùng Bảy Núi, tập trung nhiều ở huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên. Ngoài giá trị kinh tế đem lại cho người dân nhờ khai thác từ trái, nước, lá…, cây thốt nốt còn tạo vẻ đẹp riêng cho vùng núi hiền hòa thêm mê hoặc.